GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÀNH QLĐĐ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM
Ngành Quản lý đất đai Việt Nam tính từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 để kết thúc hoạt động của cơ quan quản lý đất đai thuộc Thực dân Pháp và mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tới nay đã trải qua 65 năm phát triển. Ngành đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ngành Quản lý đất đai Việt Nam đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức Nhà nước.
I. VÀI NÉT VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI DƯỚI CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN VIỆT NAM VÀ TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC
            Do vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai, các Nhà nước phong kiến Việt Namđã quan tâm đến công tác quản lý đất đai, mà trước hết là việc đưa ra các chính sách, pháp luật điều tiết các quan hệ về đất đai. Chính sách đất đai trước hết tập trung vào việc thu thuế điền và xác định các hình thức sở hữu về đất đai như sở hữu tư nhân, sở hữu công làng xã và sở hữu trực tiếp của Nhà nước - "Đất vua, chùa làng".
            Mỗi triều đại (Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn)đều lựa chọn cho mình phương pháp xử lý các mối quan hệ về đất đai theo cách riêng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích cụ thể của giai cấp thống trị và yêu cầu xây dựng của nhà nước đương thời. Tuy nhiên, các triều đại phong kiến Việt Nam phải mất 31 năm, từ năm Gia Long thứ 4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), khắp cõi đất Việt Nam mới ghi chép đầy đủ từng mảnh ruộng, sở đất, con đường, khu rừng, núi sông... vào sổ địa bạ của mỗi làng, từ thành thị đến vùng biên cương. Công trình đo đạc, thành lập địa bạ trên quy mô toàn quốc của Nhà Nguyễn là công trình to lớn và có ý nghĩa nhất trong lịch sử quản lý đất đai thời kỳ phong kiến Việt Nam, đóng góp rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách về quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở thế kỷ thứ XIX. Hiện nay, nước ta đang lưu gi?

Số lần xem trang: 2132
Điều chỉnh lần cuối: 02-07-2021

Trang liên kết

------------------------------------------

------------------------------------------
Địa chỉ: P. 342, Toà nhà Phượng Vỹ, ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Khu phố 6, phường LInh Trung Tp. Thủ Đức. Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (084)-083-7220261, Fax: (084)-083-7220261,
Email: kqldd@hcmuaf.edu.vn
Web: https://lrem.hcmuaf.edu.vn/
.
Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : ba ba hai bảy ba

Xem trả lời của bạn !